fbpx
Đánh Giá

Đánh giá MSI GF75: Chiếc laptop có thể cân mọi thể loại game

Đánh giá MSI GF75: Chiếc laptop có thể cân mọi thể loại game

​MSI GF63 và 73 trước đó là một trong những dòng desktop Gaming bán chạy và được ưa dùng nhất của MSI tại thị trường nước ta, chính vì lẽ đó việc hãng tiếp tục mang về phiên bản nâng cấp của hai chiếc máy này là điều đương nhiên. Hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn bài đánh giá chi tiết về MSI GF75, phiên bản nâng cấp của GF73 trước đó với khá nhiều sự chỉnh sửa

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

CPU Inel Core I7-9750H 6 nhân 12 luồng

GPU Nvidia Geforce GTX1650 4GB

RAM 8GB + 1 khe nâng cấp

SSD 256GB + 1 khe 2.5 inches nâng cấp

Màn hình 17.3 inches Full HD IPS 120Hz

Cổng kết nối USB-A, USB-C, LAN, HDMI, 2 cổng Audio 3.5mm (1 micro, 1 headphone)

Hệ điều hành Windows 10 Home

Trọng lượng 2.2 kg

THIẾT KẾ

Nắp máy được làm bằng kim loại  với thiết kế tối giản, toàn bộ bề mặt có vân phay xước màu đen, chỉ có duy nhất logo MSI GAMING được in trực tiếp lên bề mặt. Thiết kế này vừa giữ được chất Gaming của chiếc mày nhưng không quá phô trương, vẫn có sự lịch lãm và tinh tế nhất định

Nhìn từ phía sau chúng ta vẫn thấy được hai khe tản nhiệt của máy, tuy nhiên không giống với những chiếc Laptop Gaming bình thường, khi mở máy ra khí nóng sẽ được thổi lên phía màn hình chứ không phải là về phía sau

Nhìn theo góc độ này, các bạn có thể thấy rõ ràng hơn về hướng thoát nhiệt ra ngoài của máy

MSI bố trí 2 đế nhựa nhỏ ở hai bên để chống toàn bộ máy khi bạn mở máy và sử dụng tránh xước máy, đồng thời hơi nâng nhẹ máy lên một chút để có thể tối ưu hơn cho hệ thống tản nhiệt

Phía bên trái của máy là nơi bố trí cổng sạc, HDMI và hai cổng USB-A

Bên phải là cổng LAN, USB-C, USB-A và 2 cổng audio 3.5mm bao gồm 1 cổng microphone và 1 cổng headphone. Cuối cùng là khe khoá Kensington

Cả hai phía đều được trang bị khe tản nhiệt phụ để đảm bảo nhiệt độ của máy ổn định trong suốt quá trình sử dụng

Khu vực bàn phím chuột có bề mặt cũng được làm từ kim loại khá chắc chắn, toàn bộ bàn phím và touchpad được đẩy sát xuống phía dưới để lại một khoảng trống khá lớn ở phía trên. Có một điểm mình chưa hài lòng chính là khu vực kê tay khá bé, nếu những ai tay to thì có thể sẽ cảm thấy hơi chật chội

MSI bố trí nút nguồn cách rất xa khu vực bàn phím và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có thể bấm nhầm trong quá trình sử dụng máy

Bàn phím của MSI GF75 có kích thước rộng rãi, khoảng cách giữa các phím hợp lý mang lại trải nghiệm gõ rất thoải mái và dễ làm quen. Cần chú ý là phía bên trái không có phím Windows mà chỉ có phím FN, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tuỳ chọn đổi chức năng với phím Windows phía bên phải quen thuộc

Bàn phím cũng được trang bị LED nền màu đỏ vô cùng nổi bật

Bàn di có bề mặt trơn, độ chính xác là rất tốt, có thể nói đây là một trong những chiếc Laptop Gaming có bàn di tốt nhất trong phân khúc 20 – 30 triệu đồng

Viền màn hình của máy là khá mỏng mang lại trải nghiệm nhìn rất ấn tượng

  • Ngoại trừ khu vực kê tay hơi bé một chút thì mình rất hài lòng với thiết kế của MSI GF75. Máy vẫn giữ được đúng chất của một chiếc Laptop Gaming nhưng lại không hề quá phô trương hay nổi bật, đây là một điểm cộng đối với mình. Chất lượng hoàn thiện khá tốt, máy chắc chắn tuy nhiên với những chi tiết nhỏ như các cạnh tiếp xúc giữa các chi tiết thì vẫn chưa hoàn hảo

CHẤT LƯỢNG HIỂN THỊ

Ngay từ khi bật máy để sử dụng cũng như tiến hành test game trên MSI GF75 mình đã thấy có cảm tình với cái cách mà chiếc máy này tái tạo màu sắc. Nó rất hài hoà và vừa đủ, nhìn rất thích mắt.

Mình tiến hành đo bằng thiết bị SPYDERX ELITE ở chế độ màu sắc STANDARD (chỉnh ở trong MSI DRAGON CENTER)

Dải màu sRGB và AdobeRGB nằm ở mức khá và tương đương với những chiếc Laptop Gaming khác trong tầm giá, chỉ có duy nhất một chiếc máy có màn hình cực kỳ ấn tượng ở tầm giá này có phần nhỉnh hơn, đó chính là FX705 (các bạn có thể tham khảo thêm ở ĐÂY) Tuy nhiên đừng quên MSI GF75 có tần số quét lên đến 120Hz thay vì chỉ 60Hz so với FX705

Giá trị Gamma là quá tốt với 2.2 trùng khớp với giá trị tiêu chuẩn

Độ sáng chỉ ở mức tốt với 257 nits, bù lại độ tương phản là rất tốt với 970:1

Sự sai lệch màu sắc giữa các vùng của màn hình là hoàn toàn chấp nhận được

Sai lệch về độ sáng là rất thấp

Độ chính xác của màu sắc cũng ở mức tốt với giá trị DeltaE trung bình chỉ là 1.21

Điểm số trung bình của MSI GF75 là rất tốt, mình hoàn toàn có thể sử dụng chiếc máy này để chỉnh sửa ảnh trong quá trình làm hình ảnh viết bài, tuy nhiên nếu bạn thực sự cần màu sắc đầy đủ thì vẫn nên mua một chiếc màn hình ngoài

  • Trong suốt quá trình trải nghiệm, MSI GF75 hoàn toàn thoả mãn mình về mặt nhìn. Tuy sRGB chỉ ở mức 66%, tuy nhiên dây vẫn là một chiếc màn hình hiển thị đẹp với độ tương phản cùng độ chính xác về màu sắc là rất tốt. Bên cạnh đó với nhu cầu chỉnh sửa ảnh dùng để làm bài viết hay làm các ảnh quảng cáo, banner thì MSI GF75 hoàn toàn đáp ứng được. Dĩ nhiên nếu bạn có yêu cầu cao về hiển thị màu sắc thì vẫn nên mua thêm một chiếc màn hình rời bên ngoài, tuy nhiên đối với đa số người dùng thì mình tin màn hình của GF75 sẽ là hoàn toàn đủ làm hài lòng

HIỆU NĂNG

Đầu tiên là những bài Benchmark hiệu năng CPU của máy

Coolerboost là một chế độ làm mát khá nổi tiếng được MSI quảng cáo rất nhiều, chính vì vậy mình cũng tiến hành Benchmark trên hai chế độ FAN để xem có sự thay đổi về hiệu năng hay không (nhiệt độ thì có cải thiện khá nhiều nhưng mình chưa bàn tới ở đây). Khá ngạc nhiên là số điểm Benchmark khi ở chế độ Coolerboost lại có phần thấp hơn so với Auto

Tương tự đối với Cinebech R20, khi ở chế độ Coolerboost số điểm thu được là thấp hơn so với khi để Fan Auto

V-Ray cũng không có sự thay đổi

Tìm hiểu sâu hơn một chút thì mình nhận thấy khi kích hoạt chế độ quạt Coolerboost, xung nhịp của CPU có hạ xuống một chút so với khi để Fan Auto, chính vì vậy đã làm giảm điểm số khi thực hiện Benchmark

Chế độ FAN AUTO

Chế độ FAN COOLERBOOST

Chế độ FAN AUTO

Chế độ FAN COOLERBOOST

Có thể thấy rõ cùng một bài test với số thời gian test khoảng 5 phút, xung nhịp khi được kích hoạt Coolerboost là thấp hơn so với Auto.

Tiếp theo là đến bài test PCMark 10 (Fan AUTO), đây là một bài test tổng hợp kết hợp giữa nhiều bài test khác nhau chia làm 3 mảng chính bao gồm:

  1. Essentials bao gồm thời gian khởi động phần mềm, lướt web với nhiều thành phần cùng đàm thoại video
  2. Productivity bao gồm làm việc văn phòng với các ứng dụng office với các hàm, lệch khác nhau
  3. Digital Content Creation bao gồm chỉnh sửa ảnh, video và dựng hình

Ngoài số điểm chung của phần mềm thì sẽ có những số điểm riêng tương ứng với những tác vụ như mình đã liệt kê. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc điểm số bao nhiêu là tốt?

  1. Với PC sử dụng đa tác vụ nói chung với các tác vụ đơn giản thì số điểm Essentials từ 4100 trở lên là ổn
  2. Đối với các công việc văn phòng cũng như xử lý các nội dung đa phương tiện nhẹ nhàng thì cần số điểm Productivity từ 4500 trở lên là ổn
  3. Với các tác vụ thuộc Digital Content Creation thì số điểm khoảng từ 3450 trở lên là ổn

Như vậy có thể thấy MSI GF75 hoàn toàn đạt yêu cầu thậm chí vượt hơn so với mức cần để chạy tốt các tác vụ đó. Dĩ nhiên đây chỉ là những mức điểm nói chung dành cho số đông, nếu bạn có nhu cầu đặc biệt hơn như làm video độ phân giải cao, nhiều hiệu ứng phức tạp… thì sẽ cần phải xem xét thêm

Ổ SSD đi kèm máy có tộc độ thuộc dạng ổn, dĩ nhiên sẽ đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu bình thường. Dung lượng của ổ SSD đi kèm này chỉ dừng ở mức 256GB, nếu bạn có nhu cầu lưu trữ nhiều hơn thì nên mua thêm 1 ổ HDD 2.5 inches

  •  Hiệu năng CPU của MSI GF75 thuộc mức khá tương tự với những chiếc Laptop Gaming như Dell HP Pavilion Gaming 15 , tuy chưa thể so sánh với những chiếc máy như Dell G7 hay Lenovo Y7000 mình đã từng trải nghiệm nhưng cũng không thuộc hàng kém

Tiếp theo là những bài Benchmark hiệu năng của GPU GTX1650 (chế độ Fan AUTO), những so sánh đều lấy từ những bài Reivew trước đây của mình, các bạn có thể xem thêm ở ĐÂY và ĐÂY

Mức điểm vượt trội hơn 47% so với GTX1050Ti (trên MSI GF63) – GPU thế hệ cũ trước đây của Nvidia hay được sử dụng ở những chiếc Laptop Gaming phân khúc này và thua khoảng 31% so với GTX1660Ti (trên HP Pavilion Gaming 15)

Với Fire Strike, khoảng cách giữa GTX1650 và GTX1050Ti được thu hẹp hơn ở mức 25%, đồng thời thua kém GTX1660Ti khoảng 30%

Tiếp theo là đến những bài test Game, mình có tiến hành test ở cả chế độ FAN Coolerboost, tuy nhiên sau một vài bài test nhận thấy mức khung hình gần như không thay đổi (chỉ thay đổi 1 – 2 FPS có thể bỏ qua), nên mình sẽ để kết quả ở chế độ FAN AUTO

Đầu tiên là PUBG, mình có tiến hành thử ở 2 thiết lập khác nhau là HIGH và ULTRA thì có mức chênh lệch khá lớn về số khung hình trung bình, thực tế mà nói khi mình để mức ULTRA vẫn có thể chơi được nhưng cảm giác không được mượt mà. Chính vì vậy bạn nên thiết lập ở HIGH hoặc thấp hơn sẽ là tốt nhất, đặc biệt để tận dụng màn hình 120Hz thì có thể để LOW

Với Far Cry 5, mình hoàn toàn có thể chơi tốt ở thiết lập ULTRA mà không gặp khó khăn gì nhiều, hiệu năng thua kém GTX1660Ti từ 20 – 27% tuỳ thiết lập

Với Metro Exodus, dĩ nhiên để chơi tốt nhất bạn nên để LOW, tuy nhiên vẫn có thể c hơi tạm ổn ở NORMAL hay HIGH nếu bạn chấp nhận đánh đổi việc khung hình không ổn định để lấy chất lượng đồ hoạ tốt

Với Resident Evil 2, mình để thiết lập tất cả ở mức cao nhất trừ 2 thiết lập Texture Quality ở mức High 0.5gb và Texture Filter Quality High ở mức Aniso x4, không có khử răng cưa. Mức khung hình rất tốt và ổn định

Với tựa game Assasin’s Creed Odyssey, ở thiết lập càng cao thì càng có sự chênh lệch rõ rệt với GTX1660Ti

Twong tự với Shadow Of Tomb Raider, ở thiết lập càng cao càng thể hiện sử chênh lệch với GTC1660Ti

Mức chênh lệch với GTX1660Ti là rất lớn, lên đến 40% ở thiết lập HIGH

  • Một cách khách quan mà nói thì MSI GF75 có một hiệu năng chơi game rất ổn so với cấu hình của nó, bạn hoàn toàn có thể chơi đa số game trên thị trường với thiết lập trung bình từ MEDIUM cho đến HIGH, dĩ nhiên với một số game đặc biệt nặng bạn cần phải hạ thiết lập thấp hơn để đảm bảo số khung hình trung bình hoặc chấp nhận số khung hình thấp để thưởng thức đồ hoạ của Game

NHIỆT ĐỘ

Qua thiết bị đo nhiệt, chúng ta có thể thấy khi chơi game nhiệt độ được phân bố chủ yếu ở phía trên, nơi đặt 2 quạt tản nhiệt của máy. Bề mặt bàn phím phía dưới có phần hơi ấm nhưng không gây khó chịu trong quá trình sử dụng

Khu vực nóng nhât trên bàn phím cũng chỉ khoảng 43 độ C, khu vực các phím thường dùng chơi game như WASD thì còn mát mẻ hơn nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm

Những khu vực nóng nhất là phần phía trên, nơi mà khe tản nhiệt đẩy gió nóng ra khởi máy

Tiếp theo sẽ là nhiệt độ đo được bằng phần mềm MSI AFTERBURNER khi chơi game

Khi chưa kích hoạt tính năng COOLERBOOST, nhiệt độ của máy là khá cao, đặc biệt ở CPU lên đến tối đa 95 độ. Ở chế độ FAN AUTO thì tiếng ồn của quạt tản nhiệt là rất thấp, trong điều kiện phòng bình thường thì bạn sẽ gần như không nghe thấy tiếng ồn của quạt

Khi kích hoạt tính năng COOLERBOOST, nhiệt độ giảm mạnh cả trên CPU và GPU, tuy nhiên bạn phải chấp nhận đánh đổi việc tiếng ồn của quạt tản nhiệt sẽ khá lớn, trong trường hợp này bạn nên sử dụng tai nghe để loại bỏ tiếng ồn này cũng như có chất lượng âm thanh tốt hơn khi chơi game

  • Nhiệt độ của MSI GF75 ở chế độ FAN AUTO là khá cao khi chơi những game nặng và bạn nên kích hoạt tính năng COOLERBOOST để bộ máy có thể tản nhiệt tốt hơn. Đối với nhiều game nhẹ hơn như Liên minh huyền thoại hay Đấu trường chân lý thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ở chế độ FAN AUTO thường thường.

tóm lại

MSI GF Series là dòng hàng hóa được biết tới nhờ vào kích thước lẫn trọng lượng gọn nhẹ hơn các đối thủ và GF75 cũng không phải là ngoại lệ. Với trọng lượng chỉ 2.2kg, nhẹ hơn khá nhiều so sánh với những chiếc laptop Gaming có màn 17.3 inches đến từ các hãng khác (dao động trong khoảng 2.6kg) thì GF75 là một sự chọn lựa tốt dành cho những ai vẫn muốn một chiếc desktop Gaming màn hình lớn nhưng có thể mang theo người đơn giản

Chất lượng hoàn thiện khá, không nên chắc chắn như những chiếc máy nặng nề hơn, Điều này cũng là dễ hiểu khi mà MSI đã cố gắng cắt giảm để đạt được cân nặng nhẹ nhất có thể.

hiệu suất chơi game của chiếc máy này đều thuộc dạng tốt, số FPS duy trì ổn định không gặp hiện trạng sụt khung hình trong quá trình chơi game

Chỉ có một điểm cần chú ý là bạn nên kích hoạt tính năng COOLERBOOST khi chơi những game nặng để giúp hệ thống có thể tản nhiệt dược tốt hơn.

Xem thêm: True Wireless Sony WF-SP900: Tiền nào của nấy!


Nguồn: Phucanh.vn