Bus RAM là một thông số quan trọng của RAM bên cạnh thế hệ và dung lượng RAM. Vậy Bus RAM là gì và làm thế nào để xem được Bus RAM trên máy tính của bạn?
Có thể các bạn đã biết RAM là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của máy tính, không có RAM thì máy tính không thể hoạt động. Về cơ bản thì đây là một một nhớ chứa các dữ liệu, các lệnh tạm thời cũng như kết quả sau khi xử lý.
Các thông số quan trọng khi nói về RAM thì đầu tiên chắc chắn là dung lượng, tiếp đến là loại RAM (DDR2, DDR3 hay DDR4…), Bus RAM và một số thông số khác.
Bus của RAM là gì?
Bus của RAM hay còn gọi bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Với chỉ số này, ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong một giây theo công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8.
Trong đó:
- Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
- Bus Speed: Chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xữ lý trong một giây.
- Bus width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có Bus Width cố định là 64.
Hướng dẫn cách xem Bus RAM của máy tính
1. Xem ngay trên Task Manager
Cách này đơn giản hơn nhiều nhưng vì dùng phần mềm sẽ xem được chi tiết rất nhiều thứ khác nên mình muốn gợi ý bạn dùng CPU-Z.
Đầu tiên bạn click chuột phải vào Taskbar chọn Task Manager. Tiếp đó chọn tab Performance, chọn phần Memory rồi xem thông số tại dòng Speed. Ở đây đúng làm máy tính mình có Bus 1600 MHz như lần kiểm tra trước.
Bước 1: Bấm chuột phải vào thanh Taskbar trên Window, chọn Task Manager.
Bước 2: Chọn Performance, bấm mục Memory, bus RAM sẽ là thông số Speed.
2. Xem bằng phần mềm CPU-Z
Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z.
Bước 2: Khởi động phần mềm CPU-Z, chọn tab Memory.
Trong tab Memory, các bạn xem thông số DRAM Frequency. Nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) thông số bus RAM của bạn sẽ là DRAM Frequency x 2.
Ví dụ: Ở máy mình DRAM Frequency = 798, vậy BUS RAM của mình là 1596.
Khác biệt giữa dung lượng và tốc độ của RAM (bus)
Bạn có thể đo dung lượng RAM bằng megabyte (MB), gigabyte (GB) hay thậm chí là terabyte (TB). Tăng dung lượng RAM sẽ giảm sự phụ thuộc vào ổ cứng đối với các file tạm thời.
Nhưng, đến khi bạn đã có đủ những gì cần thiết thì việc tăng RAM không còn là cách tốt nhất để tăng tốc độ nữa. Bạn có thể hưởng lợi nhiều hơn từ việc mua RAM nhanh hơn RAM bạn đang sử dụng dù chúng cùng dung lượng.
Có một vài số liệu có thể quyết định tốc độ của RAM. Xung nhịp ảnh hưởng tới băng thông tối đa, tức lượng dữ liệu có thể đi và đến tại một thời điểm. Độ trễ ảnh hưởng tới tốc độ phản hồi yêu cầu của RAM.
Xung nhịp thường được đo bằng megahert (MHz), càng lớn càng tốt. Độ trễ là chuỗi các số (như 5-5-5-12), càng nhỏ càng tốt.
Hiểu đơn giản, cùng 1 thanh RAM 8Gb DDR4, nhưng thanh có bus 2133Mhz sẽ chậm hơn 1 chút so với thanh có bus 2666Mhz.
Kết
Sau bài viết này, người viết hy vọng có thể chia sẻ được cho bạn đọc những thông tin thú vị. Mình không khuyến cáo các bạn dùng ngay cụm từ “data transfer rate” hay “tần số dẫn truyền dữ liệu” để thay thế cho từ “bus RAM” mà người Việt Nam chúng ta vẫn thường hay sử dụng, sẽ là rất khó để có thể thay đổi một cách gọi đã quá phổ biến như vậy.
Thay vào đó, hãy chia sẻ những bài viết, những nội dung như thế này để bạn bè của chúng ta có thời gian tìm hiểu và thay đổi cách gọi cho chính xác hơn.
Xem thêm: Silverlight là gì? Những điều bạn nên biết về Silverlight
Như Hoan